"Don Hong o cong
truong Manh nhe!". Tin nhắn của cô con gái lớp 8 lạc vào di động của chị
Kim, khiến chị rối rắm với bao câu hỏi : Con bỏ học đi chơi? Thằng
"Manh" là thằng nào?... Chị nổi xung, gọi cho con tra hỏi nhưng cô bé
không nói gì mà cúp máy luôn.
Về nhà, nó cũng chui ngay vào phòng, đóng cửa và bật nhạc thật lớn.
Tương tự chị Hoàng Kim, nhiều bậc phụ huynh cũng đang điên đầu với con. Tại sao "teen" lại câm như hến với cha mẹ còn với bạn bè thì nói sạch ruột gan?
Nếu lứa tuổi nhi đồng là cái "đài phát thanh", thì bước qua tuổi teen, trẻ dường như chẳng có đề tài để nói chuyện với cha mẹ. Ngay cả những khi gặp khó khăn thì quân sư mà trẻ gõ cửa vẫn là bạn bè. Trẻ càng muốn giấu, cha mẹ càng muốn biết, muốn kiểm soát. Từ đó, nhiều người nhất định bám sát con, thậm chí can thiệp thô bạo, miễn không bị chúng qua mặt.
Từng tự hào "nắm con trong lòng bàn tay", chị Hoài Ân đã choáng khi biết con nói dối xin 100 nghìn đồng để sửa xe đạp. Bị truy, con chị hoảng vía, khai lung tung : từ đóng tiền học, đi chơi Đầm Sen với nhóm bạn, đến mua sách... Rốt cuộc, chị không khai thác được gì mà giữa mẹ con còn xảy ra chiến tranh lạnh. Chị than thở : "Chẳng thà con tôi cãi lại chứ cứ im im thế này thì tôi thua. Tôi nuôi con không tiếc công sức mà con lại tiếc với tôi lời nói thật. Làm sao tôi biết con đang gặp chuyện gì để giúp nó?".
Với logic của người lớn, cha mẹ lo sợ : chắc con làm điều gì xấu nên mới sợ bị biết. Chính vì thế, khi có chút đầu mối, các bậc phụ huynh liền truy tới cùng.
Tuy nhiên, bên cạnh mục đích tích cực như chị Ân (biết để giúp con), nhiều bậc cha mẹ muốn tỏ uy lực, dằn mặt con theo kiểu "đừng hòng qua mặt ba mẹ”. Nhiều người không ngại chặn đầu theo kiểu : "Mày nói thiệt đi, thằng Hoàng đã nói với tao hết rồi!". Với cách chụp mũ đó, phản xạ tương ứng của con cái sẽ là cãi hỗn, nổi loạn hoặc đùng đùng bỏ đi. Sự thất bại của người mẹ là khi con nói: "Mẹ không hiểu con gì hết, hãy để con yên".
Chuyên viên tư vấn gặp riêng con chị Ân, cô bé thú thật đã lấy 100 ngàn đó để giúp một bạn nhà nghèo, mẹ bị bệnh nặng. Chuyên viên thắc mắc: "Việc tốt như vậy tại sao giấu mẹ?", cô bé khẳng định: "Mẹ biết sẽ la con lo chuyện thiên hạ. Mẹ không đời nào chịu hiểu con". Phải chăng trẻ đang mâu thuẫn, khi chúng chẳng muốn nói mà muốn được thấu hiểu?
Thật ra, con cái rất muốn trò chuyện với cha mẹ nhưng chúng còn "chọn mặt gửi vàng" hoặc do người lớn tỏ ra xa cách. Sau khi thăm dò phản ứng của cha mẹ, dần dà cảm thấy không đồng cảm, trẻ sẽ chọn giải pháp "ngậm miệng cho đỡ rách việc". Diệp Anh (lớp 8 bộc bạch: "Đôi khi chỉ kể chuyện của ai đó mà em còn bị ba mẹ mắng lây".
Một trong những biểu hiện biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì là muốn giấu những điều riêng tư. Thế nhưng, các bậc phụ huynh lại muốn con công khai hóa mọi vấn đề. Cha mẹ thường điều tra xác minh qua thầy cô, cài "gián điệp" - bạn của con, kiểm tra cặp, xe, điện thoại, máy tính, phòng riêng của con... Tuy nhiên, những điều ấy chỉ khiến con càng tìm cách che giấu, đối phó. Để đi vào ngóc ngách tâm hồn con, cha mẹ không thể "cạy miệng hến" mà chỉ có thể buộc "hến" phải tự "mở miệng" bằng tình yêu thương.
Trong hội thảo tư vấn tâm lý "Để cha mẹ và con cái gần nhau hơn" tổ chức tại Trường trung học cơ sở Vân Đồn (quận 4, TP HCM), có đến 90% phụ huynh thừa nhận con cái họ từng nói dối hoặc câm lặng che giấu sự thật.
Khi phát hiện xấp bài kiểm tra bị điểm kém mà con ém dưới đáy tủ, chị Ngọc Minh đã giận run. Khéo léo trò chuyện với con lúc đi chơi cuối tuần, chị Minh biết, chính "bệnh" thành tích của chị khiến con ngại thông báo kết quả xấu. Chị thay câu hỏi "hôm nay con được mấy điểm?" như trước đây, bằng "hôm nay lớp con có gì vui không?". Con chị cảm thấy chị ham vui chứ không phải ham... điều tra nên vô tư kể. Chị cũng chủ động trao đổi với con chuyện cơ quan, chuyện tuổi dậy thì của mình.
Qua phân tích của bà Lý Thị Mai (giám đốc Công ty tâm lý học ứng dụng), nhiều phụ huynh đã hiểu rõ giữa cha mẹ và con cái không phải là khoảng cách về địa lý mà là khoảng cách tâm lý. Không ít trường hợp con cái ở chung cha mẹ nhưng thế giới tâm hồn thì lại là căn phòng khóa kín, mất chìa.
Bà Mai cho rằng, phụ huynh nên phân biệt rõ những xáo trộn, khó khăn coi chừng là của mình, chứ không phải là của con. Thay vì hỏi con vì sao giấu, ta nên tự hỏi mình đã làm gì để con sợ đến mức phải giấu? Nhiều người nôn nóng, muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, muốn làm sáng tỏ sự thật nhưng rồi kết quả, nói đúng hơn là hậu quả : khoảng cách cha mẹ - con cái ngày càng xa.
Để kênh giao tiếp được khai thông, các bậc cha mẹ cần chọn thời cơ thích hợp để hỏi chuyện con trong không khí thân mật, cởi mở, thái độ tôn trọng. Ngoài ra, dạy con không nhất thiết là phải ngồi đối diện để "giảng" mà dạy qua hành động của mình (làm gương), dạy lúc vui chơi, xem TV, ăn tiệc, dạy trong tiếng cười. Cha mẹ không nên chuyện bé xé ra to, nhắc lại lỗi lầm cũ của con, nên kiềm chế cơn giận, tránh xúc phạm và đánh đập con. Các bậc phụ huynh cũng nên cập nhật những công nghệ mà con tiếp nhận để không bị lạc hậu đồng thời kết hợp tốt với nhà trường, bạn bè của con để có thể mở rộng góc quan sát con.
Báo Phụ Nữ
Về nhà, nó cũng chui ngay vào phòng, đóng cửa và bật nhạc thật lớn.
Tương tự chị Hoàng Kim, nhiều bậc phụ huynh cũng đang điên đầu với con. Tại sao "teen" lại câm như hến với cha mẹ còn với bạn bè thì nói sạch ruột gan?
Nếu lứa tuổi nhi đồng là cái "đài phát thanh", thì bước qua tuổi teen, trẻ dường như chẳng có đề tài để nói chuyện với cha mẹ. Ngay cả những khi gặp khó khăn thì quân sư mà trẻ gõ cửa vẫn là bạn bè. Trẻ càng muốn giấu, cha mẹ càng muốn biết, muốn kiểm soát. Từ đó, nhiều người nhất định bám sát con, thậm chí can thiệp thô bạo, miễn không bị chúng qua mặt.
Từng tự hào "nắm con trong lòng bàn tay", chị Hoài Ân đã choáng khi biết con nói dối xin 100 nghìn đồng để sửa xe đạp. Bị truy, con chị hoảng vía, khai lung tung : từ đóng tiền học, đi chơi Đầm Sen với nhóm bạn, đến mua sách... Rốt cuộc, chị không khai thác được gì mà giữa mẹ con còn xảy ra chiến tranh lạnh. Chị than thở : "Chẳng thà con tôi cãi lại chứ cứ im im thế này thì tôi thua. Tôi nuôi con không tiếc công sức mà con lại tiếc với tôi lời nói thật. Làm sao tôi biết con đang gặp chuyện gì để giúp nó?".
Với logic của người lớn, cha mẹ lo sợ : chắc con làm điều gì xấu nên mới sợ bị biết. Chính vì thế, khi có chút đầu mối, các bậc phụ huynh liền truy tới cùng.
Tuy nhiên, bên cạnh mục đích tích cực như chị Ân (biết để giúp con), nhiều bậc cha mẹ muốn tỏ uy lực, dằn mặt con theo kiểu "đừng hòng qua mặt ba mẹ”. Nhiều người không ngại chặn đầu theo kiểu : "Mày nói thiệt đi, thằng Hoàng đã nói với tao hết rồi!". Với cách chụp mũ đó, phản xạ tương ứng của con cái sẽ là cãi hỗn, nổi loạn hoặc đùng đùng bỏ đi. Sự thất bại của người mẹ là khi con nói: "Mẹ không hiểu con gì hết, hãy để con yên".
Chuyên viên tư vấn gặp riêng con chị Ân, cô bé thú thật đã lấy 100 ngàn đó để giúp một bạn nhà nghèo, mẹ bị bệnh nặng. Chuyên viên thắc mắc: "Việc tốt như vậy tại sao giấu mẹ?", cô bé khẳng định: "Mẹ biết sẽ la con lo chuyện thiên hạ. Mẹ không đời nào chịu hiểu con". Phải chăng trẻ đang mâu thuẫn, khi chúng chẳng muốn nói mà muốn được thấu hiểu?
Thật ra, con cái rất muốn trò chuyện với cha mẹ nhưng chúng còn "chọn mặt gửi vàng" hoặc do người lớn tỏ ra xa cách. Sau khi thăm dò phản ứng của cha mẹ, dần dà cảm thấy không đồng cảm, trẻ sẽ chọn giải pháp "ngậm miệng cho đỡ rách việc". Diệp Anh (lớp 8 bộc bạch: "Đôi khi chỉ kể chuyện của ai đó mà em còn bị ba mẹ mắng lây".
Một trong những biểu hiện biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì là muốn giấu những điều riêng tư. Thế nhưng, các bậc phụ huynh lại muốn con công khai hóa mọi vấn đề. Cha mẹ thường điều tra xác minh qua thầy cô, cài "gián điệp" - bạn của con, kiểm tra cặp, xe, điện thoại, máy tính, phòng riêng của con... Tuy nhiên, những điều ấy chỉ khiến con càng tìm cách che giấu, đối phó. Để đi vào ngóc ngách tâm hồn con, cha mẹ không thể "cạy miệng hến" mà chỉ có thể buộc "hến" phải tự "mở miệng" bằng tình yêu thương.
Trong hội thảo tư vấn tâm lý "Để cha mẹ và con cái gần nhau hơn" tổ chức tại Trường trung học cơ sở Vân Đồn (quận 4, TP HCM), có đến 90% phụ huynh thừa nhận con cái họ từng nói dối hoặc câm lặng che giấu sự thật.
Khi phát hiện xấp bài kiểm tra bị điểm kém mà con ém dưới đáy tủ, chị Ngọc Minh đã giận run. Khéo léo trò chuyện với con lúc đi chơi cuối tuần, chị Minh biết, chính "bệnh" thành tích của chị khiến con ngại thông báo kết quả xấu. Chị thay câu hỏi "hôm nay con được mấy điểm?" như trước đây, bằng "hôm nay lớp con có gì vui không?". Con chị cảm thấy chị ham vui chứ không phải ham... điều tra nên vô tư kể. Chị cũng chủ động trao đổi với con chuyện cơ quan, chuyện tuổi dậy thì của mình.
Qua phân tích của bà Lý Thị Mai (giám đốc Công ty tâm lý học ứng dụng), nhiều phụ huynh đã hiểu rõ giữa cha mẹ và con cái không phải là khoảng cách về địa lý mà là khoảng cách tâm lý. Không ít trường hợp con cái ở chung cha mẹ nhưng thế giới tâm hồn thì lại là căn phòng khóa kín, mất chìa.
Bà Mai cho rằng, phụ huynh nên phân biệt rõ những xáo trộn, khó khăn coi chừng là của mình, chứ không phải là của con. Thay vì hỏi con vì sao giấu, ta nên tự hỏi mình đã làm gì để con sợ đến mức phải giấu? Nhiều người nôn nóng, muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, muốn làm sáng tỏ sự thật nhưng rồi kết quả, nói đúng hơn là hậu quả : khoảng cách cha mẹ - con cái ngày càng xa.
Để kênh giao tiếp được khai thông, các bậc cha mẹ cần chọn thời cơ thích hợp để hỏi chuyện con trong không khí thân mật, cởi mở, thái độ tôn trọng. Ngoài ra, dạy con không nhất thiết là phải ngồi đối diện để "giảng" mà dạy qua hành động của mình (làm gương), dạy lúc vui chơi, xem TV, ăn tiệc, dạy trong tiếng cười. Cha mẹ không nên chuyện bé xé ra to, nhắc lại lỗi lầm cũ của con, nên kiềm chế cơn giận, tránh xúc phạm và đánh đập con. Các bậc phụ huynh cũng nên cập nhật những công nghệ mà con tiếp nhận để không bị lạc hậu đồng thời kết hợp tốt với nhà trường, bạn bè của con để có thể mở rộng góc quan sát con.
Báo Phụ Nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét