Nhân Hoà - Bạch Huyết - Ebook

Nhân hoà: giới thiệu phương pháp làm thế nào để nhận biết người và dùng người.

Đây là cuốn sách nói về "kế sách" thường dùng cho giao tiếp hàng ngày. Và đặc biệt nó thật sự hữu dụng cho các nhà kinh doanh.



Hành vi là chỉ sự hoạt động có mục đích của con người, tức hành vi là tên gọi chung cho tất cả mọi hành động biểu hiện ra trong cuộc sống thường ngày của con người.

Hành vi của con người, do bản thân, thời gian, sự việc, sự vật thay đổi nên cũng thay đổi khác nhau. Song điều đó không có nghĩa hành vi là một cái gì không thể nắm bắt, đánh giá được....

Kế bắt, thả của Khổng Minh

Trong thuật giáng nhân thuật của Khổng Minh, bẩy lần bắt Mạnh Hoạch có thể gọi là ví dụ điển hình nhất. Bàn đến Tam quốc, nói đến Gia Cát Lượng thì không thể không nói đến câu chuyện này.

Bẩy lần bắt Mạnh Hoạch là bước quan trọng nhất để Gia Cát Lượng mở đường tiến về tây nam. Trước khi xuất binh, Gia Cát Lượng đã từng bàn với Mã Tốc dùng sách lược gì để tiến vào tây nam. Mã Tốc nêu lên phương châm: Lấy công phá vào nhân tâm làm thượng sách. Sách lược đó được Gia Cát Lượng vô cùng tán thưởng.

Tây nam là vùng đất hoang dã của người dân tộc thiểu số cư trú, họ có nhiều đặc tính. Phải kiên trì chính sách “vỗ về” để khiến họ quy phục. Nếu đơn thuần dùng vũ lực chinh phục thì tất nhiên đánh thắng nhưng không thể khuất phục, hậu hoạ sẽ vô cùng. Huống hồ Khổng Minh bình định Nam man thực chất là mở rộng địa bàn để củng cố thế lực của quốc gia, mong thay đổi thế cục bất lợi do những thất bại gần đá đưa đến. Do đó phải giải quyết vấn đề ổn định để cai trị lâu dài. Đúng như Mã Tốc phân tích đã nói: “Nam man là vùng đất xa xôi hiểm trở khó khuất phục được lâu. Hôm nay tuy bị đánh bại, nhưng ngày mai lại nổi dậy. Trong đội quân của đại quân Thừa tướng hôm nay có quân binh đã tham gia bắc phạt Tào Phi. Nếu Nam man biết được nội tình đó thì sẽ đứng lên phản lại rất nhanh”. Cho nên Gia Cát Lượng trong quá trình tác chiến với thủ lĩnh Nam man đã hết sức chú trọng chiến thuật công phá nhân tâm.

Khi bắt được Mạnh Hoạch lần thứ nhất, Gia Cát Lượng đầu tiên hỏi Mạnh Hoạch phục hay không phục. Mạnh Hoạch đứng không quỳ, nói to rằng chặt đầu cũng không phục. Do đó Khổng Minh sai người thả Mạnh Hoạch và bảo quay về chỉnh đốn binh mà để đánh tiếp.

Kết quả Mạnh Hoạch lại bị bắt. Liền như thế bẩy lẩn, cuối cùng khiến cho Mạnh Hoạch được thả mà không đi, và nói: “Ngài có uy trời, người Nam không bao giờ chống lại nữa”. Từ đó Mạnh Hoạch thành tâm, thành ý đầu hàng Gia Cát Lượng và trở thành loạt “cán bộ” dân tộc thiểu số đầu tiên của Gia Cát Lượng trong sự cai quản giải biên thùy Tây nam.

Có thể nói không có bẩy lần bắt, bẩy lần thả thì không thể có Mạnh Hoạch tâm phục. Không làm cho Mạnh Hoạch tâm phục thì không thể khiến cho vùng Tây nam ổn định lâu dài. Bẩy lần bắt, bẩy lần thả không những biểu hiện mưu trí siêu nhân của Gia Cát Lượng mà còn biểu hiện sự vận dụng thuật giáng nhân cao siêu của ông.

Phân tích kế bắt thả

Mục đích của Khổng Minh là khiến cho Mạnh Hoạch, vị lãnh tụ đứng đầu dải Nam man thành tâm phục tùng sự thống trị của Thục Hán. 

Đối mặt với hiện trạng: nhu cầu tâm lý của Mạnh Hoạch rất mạnh, bất khuất, ngoan cường, không chịu khuất phục người Hán, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc rất cao.

Sách lược thực thi: chọn dùng sách lược công phá nhân tâm, vận dụng thủ đoạn quân sự bắt rồi lại thả, dần dần đi sâu vào  để khiến cho tâm phục.

Nguyên lý sách lược: đối mặt với đặc điểm lòng tự tôn dân tộc của Mạnh Hoạch rất mạnh, Khổng Minh đã chọn dùng sách lược công tâm, tức là không lấy kim phá mộc, mà lấy thủy sinh mộc để khắc hỏa.

Đối với Mạnh Hoạch là vị thủ lĩnh dân tộc thiểu số có nhu cầu tôn trọng rất cao, nếu dùng vũ lực thô bạo để giải quyết thì không được, dễ tạo thành “Mộc cứng làm gẫy kim”. Thực tế cũng chứng minh điều đó. Mạnh Hoạch sau khi bị bắt đã đứng mà không quỳ, nói với Khổng Minh: Tôi sai vì trúng nguỵ kế, thà chết không phục, về sau khi bắt được lần nữa vẫn biểu hiện bất khuất, không chịu đầu hàng.

Ngược lại nếu lấy thủy dưỡng mộc thì hiệu quả sẽ khác. Thông qua tác chiến khiến cho hai bên hiểu nhau, tin phục lẫn nhau, giao lưu với nhau. Như vậy nhu cầu giao tiếp được thỏa mãn, đồng thời cũng đem lại sự thỏa mãn về nhu cầu tôn trọng. Thủy đồng thời lại khắc chế thế lực của hỏa một cách hữu hiệu. Mạnh Hoạch cam tâm đầu hàng người Hán, nhận sự thống trị, không còn xưng bá xưng quyền, hành động tự do nữa.

Kế bắt thả cũng là xuất phát từ thủy, nhưng kết quả thì lại khác nhau, nguyên nhân là vì đối mặt với nhu cầu không giống nhau.

Và còn rất nhiều kế sách khác ...

Mục lục

I.  TRUNG-TÂY HỢP BÍCH: MÔ THỨC NHU CẦU NGŨ HÀNH 

□      NHÂN HOÀ: ĐIỀU TIẾT NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI 
▲ Môn học chung cho toàn cầu 
▲ Định nghĩa của hành vi 
▲ Quy luật hành vi cá thể 
▲ Ý nghĩa của quy luật hành vi cá thể đối với nhân hoà 
▲ Nhân hòa là sự điều tiết nhu cầu của con người 

□      MÔ THỨC NHU CẦU NGŨ HÀNH 
▲ Thuyết của Maslow: Người ta cần... 
▲ Gợi ý của Trung y học 
▲ Ý tưởng về kết cấu nhu cầu ngũ hành 

II.  XƯA DÙNG CHO NAY : NGUYÊN LÝ NGŨ HÀNH VỚI NHÂN HOÀ

□ NGUYÊN LÝ TƯƠNG SINH 
▲ Thổ sinh kim. Ở đây không có ba trăm lạng bạc 
▲ Kim sinh thủy, liên ngô kháng tào 
▲ Thủy sinh mộc. Khẩu chiến đánh bại các nho sĩ 
▲ Mộc sinh hỏa. Napoleon giáng thế 
▲ Hỏa sinh thổ. Hình tượng Trụ vương 

□ NGUYÊN LÝ TƯƠNG KHẮC 
▲ Thổ khắc thủy. Mạnh Thường Quân nuôi kẻ sĩ 
▲ Thủy khắc hoả, Anh hùng không qua nổi cửa ải mỹ nhân 
▲ Hỏa khắc kim. Những người tự sát để thành nhân 
▲ Kim khắc mộc. Kẻ phản bội bị đánh đổ 
▲ Mộc khắc thổ. Quân tử không ăn của bố thí 

□ NGUYÊN LÝ CHẾ HOÁ 
▲ Mộc khắc thổ - Thổ sinh kim - Kim khắc mộc 
▲ Hỏa khắc kim - Kim sinh thủy - Thủy khắc hoả 
▲ Thổ khắc thủy - Thủy sinh mộc - Mộc khắc thổ 
▲ Kim khắc mộc - Mộc sinh hỏa - Hỏa khắc kim 
▲ Thủy khắc hỏa - Hỏa sinh thổ - Thổ khắc thuỷ 

□ NGUYÊN LÝ THỪA THẮNG VÀ HẠ NHỤC 

□ NGUYÊN LÝ BỔ TẢ

III.  AM HIỂU ÂM DƯƠNG: ĐIỀU HÒA TỨC LÀ NHÂN HOÀ 

□ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 
▲ Một âm, một dương gọi là đạo 
▲ Sự đối lập lẫn nhau của âm dương 
▲ Sự nương tựa lẫn nhau của hai mặt âm dương 
▲ Sự tiêu giảm, tăng trưởng lẫn nhau của âm dương 
▲ Sự chuyển hoá lẫn nhau của âm dương 
▲ Sự cân bằng âm dương 
▲ Ý nghĩa ứng dụng lý luận âm dương 

□ NGUYÊN TẮC ĐIỀU HOÀ 
▲ Nguyên tắc tìm gốc chữa bệnh 
▲ Nguyên tắc tiêu, bản của sự hoãn, cấp 
▲ Nguyên tắc chính trị, phản trị 
▲ Nguyên tắc cân bằng 
▲ Nguyên tắc tùy cơ 

IV.  THẨM BIỆN NGŨ HÀNH:SỰ NẮM VỮNG MÔ THỨC

□ THỔ THÌ PHẢI BIỆN LUẬN THỔ CHẤT DÀY HAY MỎNG 
▲ Thổ nặng, thủy ít thì thổ dày 
▲ Thổ nhẹ, mộc nặng là thổ mỏng manh 
▲ Hỏa nhiều thì thổ bị đốt cháy 
▲ Kim nhiều thì thổ yếu 

□ KIM THÌ PHẢI BÀN ĐẾN CHẤT KIM GIÀ HAY NON 
▲ Kim nhiều, thổ dày là kim già 
▲ Mộc nặng, kim nhẹ là chất kim non 
▲ Thổ nhiều thì kim bị vùi lấp 
▲ Thủy nhiều thì kim chìm 
▲ Hỏa mạnh kim bị tổn thương

□ THỦY THÌ PHẢI PHÂN BIỆT THẾ THỦY MẠNH HAY YẾU 
▲ Thủy nhiều, kim nặng là thế thủy mạnh 
▲ Thủy ít, thổ nhiều là thế thủy yếu 
▲ Kim nhiều thì thủy đục 
▲ Hỏa nhiều thì thủy bị đốt khô 
▲ Mộc nhiều, thủy bị co lại 

□ MỘC THÌ PHẢI XEM THẾ MỘC THỊNH HAY SUY 
▲ Mộc nặng, thủy nhiều là mộc thịnh 
▲ Mộc gầy, kim cứng là mộc suy 
▲ Thủy thịnh thì mộc bị trôi dạt
▲ Thổ nặng thì mộc yếu 
▲ Hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy 

□ HỎA THÌ PHẢI XEM HỎA LỰC THỪA HAY THIẾU 
▲ Hỏa mạnh, mộc nhiều là hỏa thừa 
▲ Hỏa yếu, thủy vượng là hỏa không đủ 
▲ Mộc nhiều thì hỏa mạnh 
▲ Kim nhiều thì hỏa bị tắt 
▲ Thổ nhiều thì hỏa tối

 V.  VẬN TRÙ THẦN CƠ: THU ĐƯỢC NHÂN HOÀ

 □ GIÁNG NHÂN THUẬT 
▲ Kế bắt, thả của Khổng Minh 
▲ Kế Trương Phi thả Nghiêm Nhan 
▲ Kế hậu đãi Trương Tùng của Lưu Bị 
▲ Kế vỗ về an dân của Cung Toại 
▲ Kế làm cho cha cảm phục của Tào Duệ 
▲ Kế thành tâm cảm kích của Quách Tử Nghĩa 
▲ Kế dốc túi của Lã Bất Vi 
▲ Kế an lòng của Tần Doanh Chính
▲ Kế rút binh quyền của Tống Thái Tổ 
▲ Kế tử tiết của Văn Thiên Tường 
▲ Kế chứng tỏ thể diện của Triệu Khuông Dẫn 
▲ Kế tự biện của Phùng Sửu Phụ 
▲ Kế Trương Lương dập tắt làm phản 

□ TRỪNG NHÂN THUẬT 
▲ Kế Hoa Nguyên bức hoà 
▲ Kế Triệu Khuông dẫn chặt mũ 
▲ Kế Vương An Thạch bắt trả giường 
▲ Kế hỏi về hình phạt của Lai Tuấn Thần 
▲ Kế cứu đói của Quản Trọng 
▲ Kế Ngô Khởi ôm thi hài 
▲ Kế dùng bài ca cảm hoá của Ưu Mạnh 
▲ Kế trộn mực của Lý Địch 
▲ Kế hiến bảo vật của Chu Văn vương 
▲ Kế chúc mừng của Cam Mậu 
▲ Kế bịt mũi của Trịnh Tụ 
▲ Kế thi lễ của Trương Phi 

□ CHẾ NHÂN THUẬT 
▲ Kế dời đô của Hiếu Văn đế 
▲ Kế đánh cờ của tuyển thủ nhỏ tuổi
▲ Kế mỹ nhân của Vương Doãn 
▲ Kế Tào Tháo rút quân 
▲ Kế trả thi hài của Ninh Việt 
▲ Kế ly gián của Điền Đan 
▲ Kế bỏ trống thành của Trương Thủ Quế 
▲ Kế tương kế tựu kế của Giả Hủ 
▲ Kế đi cửa sau của Gia Cát Lượng 

□ PHỤNG NHÂN THUẬT 
▲ Kế dâng cơm của Hỉ Phụ Kì 
▲ Kế luộc thóc của Văn Chủng 
▲ Kế tích trữ thóc của Quản Trọng 
▲ Kế giam lỏng của Chu Du 
▲ Kế dùng thư để vỗ về của Trương Lương 
▲ Kế đòi nợ của Lâm Tắc Tử 
▲ Kế cung kính của Tử Bì 
▲ Kế đi săn của Đường Kiệm 
▲ Kế thoát y của Ngô Húc 
▲ Kế tùy tùng của Vương Đạo 
▲ Kế chúc mừng đài của Khổng Tử 
▲ Kế hỏi chuyện về con chim của Thân Vô Úy 
▲ Kế từ chức của Phạm Lãi
▲ Kế Gia Cát Lượng mượn Kinh Châu 

□ KÍCH NHÂN THUẬT 
▲ Kế Khổng Minh kích Chu Du 
▲ Kế giúp phục chức của Bằng Hoan 
▲ Kế đốt thuyền của Mạnh Minh 
▲ Kế kích tướng của Khổng Minh 
▲ Kế say rượu của Trương Phi 
▲ Kế khích đánh của Tôn Khoái 
▲ Kế cung kính con cóc của Câu Tiễn 
▲ Kế tạo uy của Cung Tha 
▲ Kế cắt cơn khát của Tào Tháo 
▲ Kế sau lưng là sông nước của Hàn Tín

VI. NÉM GẠCH DẪN NGỌC MÔ THỨC THAM KHẢO 

□ NHU CẦU NGŨ HÀNH SINH LÝ 
▲ Nhu cầu ngũ hành tạng phủ 
▲ Nhu cầu ngũ hành với âm thanh, màu sắc, mạch, khí, lao 
▲ Nhu cầu ngũ hành và tính tình 
▲ Vượng, tướng, hưu, tù, tử với nhu cầu ngũ hành
▲ Tứ thời với nhu cầu ngũ hành

Xin mời các bạn download tại đây :

1. Ebook (dạng prc)


3. Ebook (dạng pdf)


Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook  post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết,  chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét