Tự trọng là biết tôn trọng nhân phẩm và danh dự của mình, không
để người khác phải phiền lòng, phải phê phán hay xúc phạm đến mình.
Để đạt được điều đó, người tự trọng luôn có ý thức cao về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình, bạn bè, tập thể và xã hội. Đồng thời, biết tự kiềm chế những ham muốn thấp hèn, những đam mê vô lối, những cám dỗ bất chính và không hạ mình làm những việc xấu, không luồn cúi xu nịnh người khác.
Bên trong mỗi con người có một người giữ kỹ cương cho chính mình, đó là người thầy, người huấn luyện, người kềm cặp và giữ kỹ luật cho chính mình. Đó là mối quan hệ ngược chiều và có thể coi là kỳ quặc vì không ít người sử dụng nó thật tốt.
Có muôn vàn bất hạnh và tai hoạ xảy đến cho nhiều người trên thế giới vì họ thất bại trong việc kiểm soát lòng ham muốn, sự đam mê và bốc đồng của mình. "Ồ ! giá tôi có thể dừng lại!" là luận điệu quen thuộc đến nhàm chán về sự hối tiếc đã quá muộn màng.
Tất nhiên, tự trọng không phải là một đức tính bẩm sinh, tức trong đời không mấy ai không vấp ngã khi buôn lơi tự kỷ luật của mình.
Nói cách khác, tính tự trọng nằm ngay trong nội dung những bài tập ứng xử thành công hàng ngày của chúng ta. Chúng ta học cách tự kiềm chế giống như học làm bài toán hay học đá bóng qua thực tập. Thực tập tất nhiên là một liều thuốc đắng mà nhiều người thấy khó nuốt trôi. Nếu nó dễ, thì đã không có những hiện tượng mà giờ đây vẫn đang là thời sự. Chẳng hạn người ta đã bỏ ra hàng triệu đồng cho chế độ dinh dưởng thích hợp và rèn luyện thân thể đó sao ?
Chúng ta đã nhờ cậy các huấn luyện viên, các thầy thuốc hướng dẫn các liệu pháp, các chương trình thực tập thực hiện từng bước và các chiến lược khác nhưng rốt cuộc đây chỉ là sự thực tập nhầm đem đến tính tự chủ, một yếu tố quan trọng giúp ta khẳng định nhân cách của mình trong xã hội.
Trong hàng thi ngoại truyện, Hàng Anh, người đời Hán đã ghi lại cho chúng ta những nguyên tắc xử thế đáng quý :
Mình là người giàu sang thì chớ nên kiêu căng và xa xỉ
Mình là người thông minh, tài trí thì chớ nên khinh ngạo
Mình có sức lực khoẻ mạnh thì chớ có đè nén người
Mình ăn nói lanh lợi thì chớ nên dối trá
Mình còn hèn kém thì phải học
Chưa biết thì phải hỏi
Đối với làng nước thì phải giử kỹ cương trên dưới
Đối với người nhiều tuổi thì phải giử cái đạo con em
Đối với người ngang bằng thì phải giử nghĩa bạn bè
Đối với trẻ thơ thì dạy bảo khoan dung
Như vậy thì ai cũng yêu kính, không ai tranh dành với mình. Tâm địa rộng rải thênh thang như Trời đất thì bao bộc được muôn loài.
Các nguyên tắc nêu trên giúp ta ngăn ngừa được tính xấu thường xảy ra trong ứng xử hàng ngày. Tôn trọng và hoà nhả với người là mặt khác của sự tự trọng.
Để đạt được điều đó, người tự trọng luôn có ý thức cao về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình, bạn bè, tập thể và xã hội. Đồng thời, biết tự kiềm chế những ham muốn thấp hèn, những đam mê vô lối, những cám dỗ bất chính và không hạ mình làm những việc xấu, không luồn cúi xu nịnh người khác.
Bên trong mỗi con người có một người giữ kỹ cương cho chính mình, đó là người thầy, người huấn luyện, người kềm cặp và giữ kỹ luật cho chính mình. Đó là mối quan hệ ngược chiều và có thể coi là kỳ quặc vì không ít người sử dụng nó thật tốt.
Có muôn vàn bất hạnh và tai hoạ xảy đến cho nhiều người trên thế giới vì họ thất bại trong việc kiểm soát lòng ham muốn, sự đam mê và bốc đồng của mình. "Ồ ! giá tôi có thể dừng lại!" là luận điệu quen thuộc đến nhàm chán về sự hối tiếc đã quá muộn màng.
Tất nhiên, tự trọng không phải là một đức tính bẩm sinh, tức trong đời không mấy ai không vấp ngã khi buôn lơi tự kỷ luật của mình.
Nói cách khác, tính tự trọng nằm ngay trong nội dung những bài tập ứng xử thành công hàng ngày của chúng ta. Chúng ta học cách tự kiềm chế giống như học làm bài toán hay học đá bóng qua thực tập. Thực tập tất nhiên là một liều thuốc đắng mà nhiều người thấy khó nuốt trôi. Nếu nó dễ, thì đã không có những hiện tượng mà giờ đây vẫn đang là thời sự. Chẳng hạn người ta đã bỏ ra hàng triệu đồng cho chế độ dinh dưởng thích hợp và rèn luyện thân thể đó sao ?
Chúng ta đã nhờ cậy các huấn luyện viên, các thầy thuốc hướng dẫn các liệu pháp, các chương trình thực tập thực hiện từng bước và các chiến lược khác nhưng rốt cuộc đây chỉ là sự thực tập nhầm đem đến tính tự chủ, một yếu tố quan trọng giúp ta khẳng định nhân cách của mình trong xã hội.
Trong hàng thi ngoại truyện, Hàng Anh, người đời Hán đã ghi lại cho chúng ta những nguyên tắc xử thế đáng quý :
Mình là người giàu sang thì chớ nên kiêu căng và xa xỉ
Mình là người thông minh, tài trí thì chớ nên khinh ngạo
Mình có sức lực khoẻ mạnh thì chớ có đè nén người
Mình ăn nói lanh lợi thì chớ nên dối trá
Mình còn hèn kém thì phải học
Chưa biết thì phải hỏi
Đối với làng nước thì phải giử kỹ cương trên dưới
Đối với người nhiều tuổi thì phải giử cái đạo con em
Đối với người ngang bằng thì phải giử nghĩa bạn bè
Đối với trẻ thơ thì dạy bảo khoan dung
Như vậy thì ai cũng yêu kính, không ai tranh dành với mình. Tâm địa rộng rải thênh thang như Trời đất thì bao bộc được muôn loài.
Các nguyên tắc nêu trên giúp ta ngăn ngừa được tính xấu thường xảy ra trong ứng xử hàng ngày. Tôn trọng và hoà nhả với người là mặt khác của sự tự trọng.
Mục Lục :
§ Lời nói đầu
§ Người bán thịt dê
§ Cầu ở mình hơn cầu ở người
§ Cậu bé và hũ đậu phọng
§ Ngỗng đẻ trứng vàng
§ Vận may của Vinegar
§ Hai con ếch và cái giếng
§ Midas - Ông Vua hám vàng
§ Vua Canute trên bờ biển
§ Hercule và người đánh xe
§ Vua và diều hâu
Xin mời các bạn download Audiobook (dạng mp3) tại đây :
http://www.mediafire.com/?ubz7kgirxww97az
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét